Số 139 Hoàng Mai - ĐồngThái  - An Dương - Hải Phòng

logochuan

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BIỂN VIỆT

MST: 0201726313

Hotline: 0963.163.868 - 0868. 611.963

Địa chỉ: Số 139 Hoàng Mai - ĐồngThái - An Dương - Hải Phòng

Website: www.xaydungbienviet68.com - Email: xaydungbienviet68@gmail.com

3_thung_son

Sơn chống cháy kết cấu thép

Việc áp dụng phương pháp sơn chống cháy kết cấu thép nhằm mục đích nâng bậc chống chịu lửa cho công trình kết cấu thép. Mỗi loại tiết diện, hình dạng, kích thước và vị trí bố trí kết cấu thép khác nhau được bảo vệ bởi sơn chống cháy đều cần phải trải qua thử nghiệm giới hạn chịu lửa để nhận được kết quả cụ thể tương ứng.

QUY TRÌNH SƠN CHỐNG CHÁY KẾT CẤU THÉP THEO TIÊU CHUẨN

Quy trình sơn chống cháy cho kết cấu theo theo tiêu chuẩn gồm có 5 bước: làm sạch bề mặt kim loại, phun lớp sơn chống rỉ phù hợp, phủ lớp sơn chống cháy, sơn phủ màu và nghiệm thu công trình.

Bước 1: Làm sạch bề mặt kim loại

Mục đích của bước này là để giúp cho lớp sơn chống cháy bám chắc hơn và nâng cao tính thẩm mỹ sao khi hoàn thành. Bề mặt kim loại cần được làm sạch theo chuẩn SA 2.0 trở lên, tức là loại bỏ bụi, dầu mỡ, màng sơn cũ cùng các chất bẩn khác bằng cách phun cát kỹ, sau đó làm sạch lại với không khí kho nén hoặc có thể sử dụng bàn chải. 

                        9

Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ thích hợp

Sơn lót đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự rỉ sét trên thép và tạo ra độ bám cho lớp sơn chống cháy. Trong quá trình sơn, thợ sơn cần đảm bảo rằng sơn được phân bổ đều trên bề mặt vật liệu với độ dày khoảng từ 50 µm đến 80 µm và thời gian khô không vượt quá 30 phút. Sau khi sơn lót xong cần tiến hành kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định của TCVN 8789:2011 về độ bám dính, trước khi chuyển sang bước sơn phủ kế tiếp.

                      screenshot_1721964964                        

Bước 3: Phủ lớp sơn chống cháy

Hoàn thiện quá trình phủ lớp sơn chống cháy là bước quan trọng nhất, đây là lớp sơn chính có chức năng chủ yếu là chống lửa và bảo vệ bề mặt thép. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên, vì vậy cần sử dụng dụng cụ đo độ dày sơn để kiểm tra sau khi đã hoàn tất. Đối với quá trình phun sơn, việc sử dụng thêm béc phun sẽ giúp đảm bảo bề mặt sơn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, thợ sơn cần đảm bảo rằng màng sơn đã khô và đạt độ dày tiêu chuẩn kiểm định sau khi hoàn thiện lớp sơn chống cháy.

 chenlogo4

Bước 4: Sơn phủ màu sắc

Đây là lớp sơn giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho màng sơn, do lớp sơn chống cháy chỉ có công dụng bảo vệ kết cấu thép chứ không được dùng làm lớp sơn trang trí khi thi công. Lớp sơn phủ thường có độ dày nằm trong khoảng từ 40µm đến 50µm.

z5616780662207_af9abb4cce6f32d15aa3a9acb1fc9304_2

Bước 5: Nghiệm thu công trình

Quá trình nghiệm thu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 bao gồm ba bước kiểm định chất lượng trong thi công sơn chống cháy:

  • Kiểm tra thời gian khô của lớp sơn, tuân theo quy định của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra độ dày và độ bám dính của cả lớp chống rỉ và toàn bộ các lớp sơn.
  • Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh đầu bulong, khe tiếp giáp nhiều lớp thép và các khuyết tật khác nhằm hướng dẫn người thi công tuân thủ đúng công nghệ theo quy định của nhà sản xuất.

KẾT LUẬN

Vừa rồi là thông tin về quy định và tiêu chuẩn sơn chống cháy kết cấu thép giúp đảm bảo chất lượng và củng cố khả năng chịu lửa cho công trình.

55_logo

ĐĂNG KÝ LIÊN HỆ

Họ tên
Địa chỉ
Số điện thoại
Email
Chủ đề
Nội dung
 
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 28
Trong tuần: 284
Lượt truy cập: 158300