Số 139 Hoàng Mai - ĐồngThái  - An Dương - Hải Phòng

logochuan

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BIỂN VIỆT

MST: 0201726313

Hotline: 0963.163.868 - 0868. 611.963

Địa chỉ: Số 139 Hoàng Mai - ĐồngThái - An Dương - Hải Phòng

Website: www.xaydungbienviet68.com - Email: xaydungbienviet68@gmail.com

3_thung_son

Sản xuất - Lắp dựng kết cấu thép

Đối với các dự án xây dựng có quy mô lớn như nhà xưởng, nhà kho, nhà để xe đa tầng, trung tâm thương mại và hội nghị, khả năng chịu lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Do đó, việc sử dụng kết cấu thép với tính tải tốt dần trở nên phổ biến, giúp đảm bảo an toàn cho dự án xây dựng. Hãy cùng BIỂN VIỆT tìm hiểu quy trình sản xuất gia công kết cấu thép tiêu chuẩn VÀ Lắp dựng kết cấu thép ngay trong bài viết dưới đây.

QUY TRÌNH CÁC BƯỚC THI CÔNG GIA CÔNG KẾT CẤU THÉP

Gia công kết cấu thép là việc sản xuất các thành phần thép như khung kèo, cột và vì kèo theo bản vẽ tại nhà máy. Quá trình gia công này cần tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt để tạo ra các cấu kiện thép đạt tiêu chuẩn. Việc kiểm soát tốt quá trình sản xuất thành phần thép sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp dựng khung thép khi thi công.

screenshot_1721613047

Gia công kết cấu thép là việc sản xuất các thành phần thép như khung kèo, cột và vì kèo theo bản vẽ tại nhà máy

Bước 1: Cắt thép

Ở bước này, các tấm thép sẽ được cắt theo hình dạng và kích thước được quy định trong bản vẽ kỹ thuật. Cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng phổ biến:

  • Thép đúc sẵn: Còn gọi là thép định hình với các cấu kiện thép hình U,H hay C, loại thép này được đúc sẵn trong quá trình sản xuất và chỉ cần thực hiện công đoạn cắt để loại bỏ phần thừa, đảm bảo kết cấu phù hợp với thiết kế ban đầu.
  • Thép tổ hợp: Được cắt từ tấm thép và gia công thành các hình dạng theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó, các tấm thép nhỏ được ghép lại để tạo thành các thành phần kết cấu hoàn chỉnh.

Một số công nghệ cắt thép hiện đại có thể kể đến như: công nghệ cắt tự động bằng máy Laser, máy cắt tự động Plasma & Oxy, máy cưa đĩa, máy cưa vòng, máy xẻ, máy sấn, cắt tự động bằng máy oxy,…

Bước 2: Gá thép

Công đoạn này bao gồm việc tiến hành đục lỗ cho các bản mã và sử dụng bulong để gắn kết các cấu kiện thép hoặc kết nối dầm với cột. Dựa trên thiết kế kết cấu thép, các bản cánh và bụng của các thành phần sau khi cắt sẽ được định vị vào vị trí tương ứng, sau đó kết nối bằng các mối hàn tạm thời.

Bước 3: Hàn

Sau khi đã được định vị và lắp ráp bằng mối hàn tạm thời, các cấu kiện thép được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo rằng đường hàn được thực hiện đúng kỹ thuật và đạt chất lượng tốt nhất, trước tiên, đường hàn phải được kiểm tra bề mặt bằng mắt thường. Sau đó, tiến hành kiểm tra chất lượng đường hàn bằng máy siêu âm hoặc phương pháp thử từ tính.

han1

Bước 4: Nắn chỉnh

Trong quá trình hàn, nhiệt độ cao có thể gây cong vênh các cấu kiện. Vì vậy, để đảm bảo cấu kiện có độ chính xác cao khi lắp đặt, chúng cần phải được điều chỉnh, nắn thẳng và kiểm tra trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 5: Hàn bản mã, sườn gia cường (hàn gân tăng cường)

Sau khi các cấu kiện đã được hàn và điều chỉnh chính xác, việc thi công các chi tiết sườn gia cường và bản mã cũng tiến hành bằng phương pháp hàn. Đây là một công đoạn quan trọng trong quy trình gia công kết cấu thép, được thực hiện bởi các công nhân có tay nghề cao nhằm đảm bảo độ chính xác tối đa.

Bước 6: Vệ sinh bề mặt và phun bi

Các cấu kiện sau khi gia công cần được thực hiện xử lý bề mặt để loại bỏ các vết nước, dầu mỡ và các tạp chất khác. Ở bước này, các cấu kiện thép sẽ được vệ sinh bằng cách đánh gỉ bề mặt và xử lý bằng máy phun bi. Sau đó, chúng sẽ được chuẩn bị cho công đoạn sơn phủ và hoàn thiện cuối cùng.

Bước 7: Sơn phủ

Trong quá trình gia công và sử dụng kết cấu thép, lớp sơn phủ chất lượng sẽ bảo vệ cấu kiện thép khỏi những tác động của môi trường xung quanh, điều này tác động rất lớn đến độ bền và tuổi thọ của chúng. Thông thường, bề mặt của cấu kiện sẽ được phủ một lớp sơn chống rỉ và hai lớp sơn màu tùy theo yêu cầu của khách hàng.

QUY TRÌNH CÁC BƯỚC THI CÔNG LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP

Sau khi hoàn thành giai đoạn sản xuất kết cấu thép tại nhà máy và chuẩn bị đầy đủ các cấu kiện, khung thép cùng vật liệu cần thiết, công việc lắp đặt sẽ bắt đầu. Quy trình thi công lắp đặt kết cấu thép phải tuân thủ đúng theo trình tự sau để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của công trình. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Lắp dựng phần khung chính cho nhà xưởng

Khung chính cho nhà xưởng bao gồm cột, khung, và tổ hợp kèo. Quy trình thi công lắp dựng khung chính cho nhà xưởng được thực hiện như sau:

Lắp dựng gian khóa cứng.

Trong quy trình thi công lắp dựng kết cấu thép, bước đầu tiên là lắp dựng gian khóa cứng. Để thực hiện bước này, ta cần sử dụng cần cẩu có trọng lượng lớn để lắp đặt 4 cột biên đầu tiên. Sau đó, ta tiến hành lắp đặt giàn giáo thi công tại từng vị trí cột biên và cố định toàn bộ giàn giáo bằng bulông để đảm bảo tính chắc chắn.

Tiếp theo, ta dùng các thiết bị nâng hạ để lắp đặt khung xà gồ và cũng cố định bằng bulông. Quá trình lắp đặt này cần sự trợ giúp của các thiết bị nâng hạ để đảm bảo an toàn và chính xác.

Việc lắp đặt gian khóa cứng là rất quan trọng vì nó tạo nên cơ sở cho toàn bộ kết cấu thép. Nếu bước này được thực hiện đúng cách, thì sẽ đảm bảo tính an toàn và chắc chắn cho toàn bộ công trình.

                 z4985841640057_264fc8ff4056f4388a6e7372d65c7b24z4985842181577_d2d23fcc7f452b105c16da08a9774f94z4985842618910_8ce7d988a99273848490ffc9902e64d1


Lắp dựng khung kèo

Sau khi hoàn thành việc lắp dựng khung chính, bước tiếp theo là lắp dựng khung kèo. Cần lưu ý rằng, khi lắp dựng khung kèo, cần thực hiện theo trình tự từ trong ra ngoài và ưu tiên bắt đầu từ gian có giằng gió (cột và mái) trước.

Việc lắp dựng khung kèo cần phải thực hiện chính xác và cẩn thận. Cần đảm bảo tính chắc chắn và độ bền cho cấu kiện. Sau khi lắp xong, cần sử dụng dây đai để quấn quanh cấu kiện ở tại 2 điểm, cách phần đầu với khoảng 1/4 chiều dài và cũng sử dụng bulông để cố định lại.
Việc lắp dựng khung kèo là một bước quan trọng trong quy trình thi công lắp dựng kết cấu thép, đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình.

Hoàn thành giàn khóa

Sau khi đã xác định vị trí lắp đặt, sử dụng các thiết bị nâng hạ để lắp đặt các cáp giằng chéo. Sau đó, sử dụng bulông để cố định lại các cáp giằng chéo này. Lưu ý rằng việc cố định phải được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo tính ổn định và an toàn cho toàn bộ nhà xưởng.

Lắp dựng khung kèo & xà gồ

Bước tiếp theo là lắp đặt toàn bộ khung kèo và xà gồ vào cột biên và cột giữa. Cần chú ý điều chỉnh vị trí, độ cao của cột và độ thẳng đứng sao cho phù hợp với bản vẽ thiết kế. Sau đó, sử dụng bulông để cố định cho chắc chắn, đồng thời làm sạch và sơn lại những vết trầy xước, nhám cho toàn bộ các khung kèo và xà gồ.

Lắp dựng kèo đầu hồi

Sử dụng dây thừng kéo xà gồ lên mái, sau đó tiến hành cố định bằng bulông để đảm bảo tính chắc chắn cho công trình. Lặp lại quy trình này cho đến khi hoàn thành dầm kèo đầu hồi.

Hoàn thành xong công đoạn lắp dựng xà gồ & chống xà gồ

Sử dụng thiết bị nâng hạ để nâng thanh giằng bụng dầm kèo lên mái, đồng thời dùng dây thừng kéo xà gồ lên và cố định lại bằng bulông. Đảm bảo giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho giàn khóa cũng được lắp đặt hoàn tất. Tất cả các dầm kèo cần được cân chỉnh và giằng vĩnh cửu cần được cố định chắc chắn.              

Bước 2: Tiến hành lợp tôn mái & tôn vách

Tiến hành đưa tôn lợp lên mái

Mỗi tấm tôn lợp sẽ được chuyển đến vị trí xà gồ mái bằng ống trượt chính xác và nhanh chóng.

Quá trình lắp dựng lợp tôn

Bước đầu tiên, cần lắp đặt hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái và chuẩn bị các thiết bị điện cần thiết cho việc thi công. Chú ý để phần lắp đặt thiết bị điện không tiếp xúc trực tiếp với phần xà gồ và tôn mái.
Tiếp theo, tiến hành định vị và lắp đặt từng tấm tôn đúng vị trí và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Sau đó, lắp đặt hệ thống xà gồ vách, máng xối, ống xối và tôn vách. Cần lắp đặt hệ thống giàn giáo thi công chắc chắn để đảm bảo an toàn.

Nghiệm thu, hoàn tất quá trình bàn giao công trình và đưa vào sử dụng

Khi hoàn thành quá trình lắp dựng kết cấu thép, đơn vị thi công phải kiểm tra, rà soát lại mọi các chi tiết lắp dựng, từ cột và khung, kèo cho đến phần bulông đã bắt, những mối nối… nhằm đảm bảo không có những sai sót nhỏ nào xảy ra. Sau đó, bàn giao phía công trình cho khách hàng để họ đưa vào sử dụng.

Bảo hành công trình

Trong suốt quá trình thi công, đơn vị đảm nhận phải kiểm tra thường xuyên tiến độ và chăm sóc khách hàng.

ketcauthep_2_logo

LƯU Ý KHI LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP BẠN NÊN BIẾT

Trong quá trình lắp dựng kết cấu thép luôn có những sự cố mà bạn không thể lường trước được. Do đó, cần phải chuẩn bị tốt mọi phương án trong nhiều tình huống xảy ra. Dưới đây là 5 lưu ý bạn cần biết:

1. Chuẩn bị đồ bảo hộ lao động

Vấn đề an toàn trong lao động luôn phải được đặt lên hàng đầu nếu bạn không muốn sự cố xấu xảy ra. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị đồ bảo hộ lao động thật kĩ càng và đầy đủ. Đặc biệt các công trình có độ cao lớn thì mức độ quan tâm của chủ đầu tư nên nhiều hơn vào vấn đề này. Các trang bị bảo hộ lao động gồm:

  • Công việc lắp dựng kết cấu thép trên cao: Dây an toàn, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ (có phản quang), giầy vải  bạt, găng tay mềm, túi đựng thiết bị, kính an toàn.

  • Công việc móc cáp, buộc, neo kết cấu để nâng hạ lao động làm việc ở trên mặt đất: Mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ (có phản quang), giày an toàn (có bịt sắt giữ an toàn)

  • Tại công trường nên trang bị: Dây cứu sinh, lưới an toàn, giàn giáo, xe nâng.

    baoholaodong

2. Chú ý đến thời tiết

Thời tiết chính là yếu tố thứ 2 mà các chủ đầu tư cũng như công nhân cần phải chú ý khi lắp dựng kết cấu thép. Phải theo dõi thời tiết để thực hiện thi công đảm bảo an toàn. Ví dụ: Trong trường hợp, có gió mạnh, không nên sử dụng cần trục hoặc cho phép công nhân làm việc trên những khung thép hoặc trên những bề mặt ẩm ướt. Hoặc những khi trời có mưa, giông, sấm sét thì không nên thực hiện thi công hoặc lắp ráp.

chenlg

3. Kiểm tra kĩ lưỡng trước thi công

Một trong những điểm cần chú ý đến đó chính là chốt định vị, công việc có vai trò rất quan trọng song lại thường bị đánh giá thấp. Chỉ cần những sơ xuất khi định vị, căn chỉnh và cân bằng sẽ dẫn tới mất ổn định công trình lắp đặt. Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tiến hành công việc. Khi bắt đầu xây dựng, cần xiết thêm nhiều bu lông vào những nơi tải nặng và phải có những cột chống gia cố đề phòng công trình có thể sập đổ.

4. Chuẩn bị lắp đặt kết cấu thép

Việc lắp đặt kết cấu thép nhà xưởng, cấu thép nhà dân dụng, …thường diễn ra ngay từ khâu đầu tiên của dự án, trước khi công trường được thu dọn và bố trí ngăn nắp. Theo đó, để tạo điều kiện di chuyển tốt cho các phương tiện này cũng như cho các giàn giáo tháp hoặc di động, cần ưu tiên xây dựng trước phần bê tông của tầng nền, lối đi lại và những nền kê cứng vững chính vì vậy cần phải đảm bảo không gian rộng, ngăn nắp.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN NHỚ KHI LẮP DỰNG KẾT CẤU THÉP

  • Dùng lưới an toàn, thắt lưng an toàn neo buộc vào những điểm thích ứng & sử dụng trang phục bảo hộ, tạo điều kiện làm tốt cho những công việc ở vị trí không thuận lợi. Nên duy trì lưới an toàn thi công cấu thép trong xây dựngở độ cao từ tầng 2 trở lên.
  • Lắp đặt kết cấu thép trong xây dựng liên quan rất nhiều đến thao tác bốc xếp, nâng chuyển vật liệu bằng tay. Các thao tác này có thể gây tổn thương cột sống hay những thương tật khác nếu như công nhân không được huấn luyện chu đáo hoặc không dùng trang bị bảo hộ thích hợp.
  • Khi lắp dựng bằng cần trục cần luôn nhớ gắn thêm 2 tay cầm ở 2 đầu cuối khung thép. Công nhân hướng dẫn vị trí để đặt khung thép sẽ sử dụng các tay cầm này & phải đứng ra vị trí đáp tối thiểu là 5m.


55_logo

ĐĂNG KÝ LIÊN HỆ

Họ tên
Địa chỉ
Số điện thoại
Email
Chủ đề
Nội dung
 
Đang truy cập: 2
Trong ngày: 33
Trong tuần: 384
Lượt truy cập: 153379